u? Đặc điểm nhận dạng chúng là gì?
Cá kình thuộc dòng cá dìa. Chúng xuất hiện nhiều ở vùng cửa sông và vùng biển trên hầu khắp các nước Châu Á như Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Và ở Việt Nam thì chúng sống tập trung đông đúc nhất ở khu vực miền trung. Bởi vậy mà người miền trung có câu: “Loài cá kình là thứ đặc sản vừa dân dã vừa đài các.”
Chúng có thân hình giống với hình con thoi, dẹt về 2 bên. Phần thân trên của chúng dày mình và nhiều thịt hơn phần ở dưới đuôi. Khi trưởng thành có chiều dài khoảng 12 – 25cm. Chúng có phần đầu nhỏ, miệng tù đôi mắt hơi lồi. Có 1 dải vây lưng dài trải toàn bộ phần lưng của chúng.
Cá kình có những chấm vàng đậm trên cơ thể, ngoài ra đôi lúc cơ thể nó còn có màu vàng. Ngoài ra nó còn có tên là cá dìa chấm vàng. Một số nơi còn gọi là cá bù nú, cá dò. Khi ra biển sẽ ăn tảo biển như nguồn thức ăn chính nên nó còn được gọi là tảo ngư.
Trong thịt cá kình có chứa rất nhiều protein, omega 3, canxi và các loại vitamin đặc biệt là vitamin D. Vậy nên công dụng của cá dìa đối với sức khỏe con người có rất nhiều tác dụng.
Giống như cá hồi, khi sinh sản sẽ tới các cửa sông hoặc những vùng nước lợ để đẻ sau đó cá con khi lớn mới tự bơi ra biển tìm các ghềnh đá, bãi san hô…Thức ăn của chúng chủ yếu là thủy sinh và tảo biển. Cá kình ở sông thì nhỏ và cá kình ở biển sẽ lớn hơn. Khi sống ở sông chỉ bằng khoảng 3, 4 ngón tay. Còn nhiều con cá biển có kích thước lên tới 50cm. Thịt cá biển tươi có vị thơm ngon, lạ miệng khác với các loại cá biển khác. Nhưng tuy nhiên dù là cá sông hay biển thì gí trị dinh dưỡng vẫn như nhau.
Cá kình có vị thơm ngon, ruột cá sạch, gan mật bé xíu nhưng bùi béo giúp cải thiện giấc ngủ, vậy nên cách sơ chế cá cũng rất dễ dàng. Dưới đây là một vài món ăn được làm từ cá dìa, từ những món trong bữa cơm gia đình tới những món ăn để chiêu đãi khách